5 Mẹo đơn giản giúp đôi giày cũ của bạn trở nên mới hơn
Chúng ta đều có một mong muốn sau khi sở hữu cho mình một đôi giày mới: ước gì chúng luôn trông bóng loáng và sạch sẽ hệt lúc khui hộp.
Nhưng một sự thật phũ phàng mà ai cũng biết rằng: càng mang nhiều, chất lượng của đôi giày giảm xuống càng nhanh.
Việc vệ sinh thường xuyên là một điều cần thiết, nhưng làm vậy khiến đôi giày trông cũ hơn hay trở nên mới tinh tươm còn phải dựa vào phương pháp làm sạch giày.
Thế thì phải học cách bảo vệ giày đúng chuẩn thôi, muốn biến giày cũ trở nên mới tinh, quý ông nào cũng cần phải biết những mẹo vệ sinh giày dưới đây.
1. Da lộn: Dùng gôm (tẩy)
Với loại da “khó tính” này, cách đánh bay mọi vết bẩn trên thân giày nhờ vào cục gôm (tẩy) là hiệu quả nhất.
Trước hết, hãy dùng loại bàn chải chuyên dụng phủi bụi đang bám dính trên da.
Ở những nơi có vết bẩn khô, sử dụng gôm chà nhẹ lên bề mặt giày.
Miết nhẹ lớp da cho đều. Thế là bạn lại có một đôi giày sạch bóng như mới.
2. Giày có đế cao su (giày rubber): Dùng kem đánh răng
Kem đánh răng được xem như một chất tẩy rửa tuyệt vời cho các loại giày cao su.
Dùng bản chải có kem đánh răng chà nhẹ lên vết bẩn cho đến khi bề mặt giày trở nên trơn bóng.
Lau vết bọt bằng khăn khô và phơi giày dưới ánh nắng mặt trời khoảng 20-30 phút, đảm bảo đôi giày cũ trở nên mới tinh.
3. Giày vải canvas: Dùng bột nở (banking soda)
Công thức cho hỗn hợp làm trắng giày bao gồm: một muỗng bột nở (banking soda), 1/2 muỗng nước, 1/2 muỗng dung dịch chất tẩy trắng trộn đều với nhau.
Sau đó dùng bàn chải nhúng vào hỗn hợp trên và chà xung quanh giày.
Hong khô giày tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời khoảng 3-4 tiếng.
4. Làm bóng giày da: Dùng vỏ chuối
Thêm một gợi ý đánh bóng một đôi giày da đã sờn cũ của mình với vỏ chuối, vừa chẳng phải mất tiền mua sáp đen cho giày, lại dễ dàng tận dụng nguyên liệu có sẵn tại nhà.
Mặt bên trong của vỏ chuối khi chà có tiết ra tinh dầu có công dụng hệt như sáp đánh bóng, không gây hại cho da tay và cũng không có mùi khó chịu.
Chỉ cần chà nhẹ vỏ chuối lên thân giày khoảng 5-10 phút rồi sấy khô giày trước khi sử dụng.
5. Bụi trên mọi loại giày: Dùng vải ẩm
Vải bông trơn hoặc vải cotton được làm ẩm đóng vai trò làm người giữ gìn đôi giày của bạn khỏi bụi bẩn bám vào.
Cũng giống như bao vật dụng chuyên trị cho giày, chỉ cần chà nhẹ khăn lên bề mặt giày và để chúng khô tự nhiên.
Mọi vết bẩn đọng lại trên giày cũng sẽ phần nào biến mất, trả lại vẻ bóng loáng cho đôi giày như lúc mới mua.
Nguồn: oxii.vn